Phỏm là một loại game bài Tây được yêu thích ở Việt Nam. Đây là một trò chơi trí tuệ, đòi hỏi người chơi phải vận dụng nhiều kĩ năng mới có thể giành chiến thắng. Sau đây là tổng hợp những điều cần lưu ý khi chơi Phỏm mà bạn cần biết để có thể chơi trò chơi này.
Thuật ngữ thường dùng trong bài Phỏm
Thuật ngữ trong bài Phỏm là những từ ngữ chuyên dùng để gọi ngắn gọn những cụm từ, cụm hành vi chỉ xảy ra trong quá trình chơi Phỏm.
Game bài Phỏm có rất nhiều thuật ngữ như:
Phỏm: Là nhóm có từ 3 lá bài trở lên. Một Phỏm hợp lệ khi có các lá bài cùng chất có số liên tiếp nhau (Ví dụ: 3 cơ, 4 cơ, 5 cơ) hoặc các lá bài khác chất cùng số (Ví dụ: 3 chuồn, 3 rô, 3 cơ).
Bài rác: Các lá bài lẻ không thuộc Phỏm hoặc đang chờ gom thành Phỏm.
Nọc: Các lá bài còn sót lại sau khi chia bài cho người chơi.
Ù: Khi tất cả các lá trong bộ bài của bạn đều thuộc Phỏm và không có bài rác.
Ăn chốt: Bạn được gọi là ăn chốt khi ăn được bài người chơi trước ở ngay lượt cuối cùng.
Móm: Được dùng để gọi bộ bài của người chơi không có Phỏm nào khi kết thúc ván.
Tái: Khi bạn đã hết lượt nhưng có người ăn bài, các lá bài đặt sẵn của bạn sẽ được chuyển đi, và bạn sẽ có thêm lượt chơi mới.
Chú ý ngay cả những lá bài đã đánh ra
Tương tự các game bài Tây khác, việc chú ý đến các lá bài và ghi nhớ là một điều quan trọng. Điều này sẽ quyết định đến cách xếp Phỏm và chiến lược chơi để kiếm Phỏm của bạn.
Hãy quan sát những lá bài đã đánh ra, kể cả là của bản thân hay của đối thủ. Khi đó, bạn sẽ loại trừ được những lá bài không cần thiết, sắp xếp Phỏm cho phù hợp để chờ đợi thời cơ tránh lãng phí bài. Bên cạnh đó, việc nhớ các lá bài đánh ra cũng giúp bạn đoán được đối thủ đang cần những lá bài nào, và bạn có lá bài đó hay không, có nên thả cá nhỏ bắt cá lớn hay là giữ lại lá bài đó để phòng thủ.
Ví dụ: Bạn đang chờ đợi lá 3 rô cho Phỏm ba lá 3, tuy nhiên bạn chờ và không thấy, lúc này có vẻ là có ai đó cũng đợi lá 3 cho Phỏm của họ. Lúc này, bạn có thể lựa chọn phá Phỏm nhường các lá 3 cho Phỏm khác hoặc để đối thủ ăn Phỏm nhằm mục đích đánh lừa và tránh bị ăn chốt.
Cẩn thận với chiêu trò câu bài từ đối thủ
Nỗi sợ lớn nhất của những người mới chơi, hoặc những người chơi “gà mờ” là bị câu bài bởi đối thủ. Vì lượt đánh của bài Phỏm nhanh, ngắn, và cơ hội đã qua đi sẽ không trở lại. Một khi đã bị câu bài, cơ hội thắng là rất ít.
Theo kinh nghiệm, đối thủ của bạn sẽ câu bài bằng hai cách phổ biến nhất: Câu bài để tạo nhóm Phỏm cùng số và câu bài để tạo nhóm Phỏm cùng chất. Hai cách câu bài này đều rất thông minh và nếu không quan sát cẩn thận, bạn sẽ bị mắc lừa.
Thứ nhất là cách câu bài tạo nhóm Phỏm cùng số, lúc này đối thủ sẽ ra những lá bài gần để dụ bạn ra lá bài họ muốn. Ví dụ: Đối thủ có hai lá 5 rồi và cần một lá 5 nữa. Khi ấy, đối thủ sẽ ra những lá gần như 4, 6 để dụ bạn ra lá gần đó là lá 5. Lúc này bạn cần tránh ra những lá gần như vậy.
Thứ hai là cách câu bài tạo nhóm Phỏm cùng chất. Lúc này đối thủ sẽ ra những lá bài cùng số khác chất hoặc gần số để dụ bạn ra bài họ muốn. Ví dụ: Đối thủ có lá 7, 8 rô, họ cần 9 rô nữa để tạo Phỏm. Lúc này, đối thủ sẽ ra các lá như 9 bích, chuồn, cơ để dụ bạn ra 9 rô hoặc ra lá 8, 10 để dụ bạn ra bài gần. Khi ấy, bạn nên tránh ra các lá cùng số khác chất và các lá bài gần.
Các chiêu trò câu bài của đối thủ trên có thể giúp bạn tránh việc bị câu bài, cũng như áp dụng chiêu trò đó vào ngay chiến lược của bản thân để câu bài của đối thủ và giành phần thắng.